vntex-logo blank VnTeX – hỗ trợ tiếng Việt cho TeX blank
blankblankMenu
blankblankGiới thiệu
blankblankCài đặt và cập nhật
blankblankTài liệu
blankblankVấn đề liên quan
blankblankTrợ giúp
blankblankTrang chủ
blank

Vấn đề liên quan

Sử dụng các font miễn phí của HùngLân Design

HùngLân Design cung cấp một số font miễn phí. Để dùng các font này với VnTeX, tải gói hunglan.zip về, bung nén vào thư mục TEXMF của bạn và “refresh filename database” nếu cần. Lưu ý gói này chỉ dùng được với pdfTeX. Trong văn bản TeX sử dụng các font này, thêm dòng

\pdfmapfile{+hunglan.map}

vào phần đầu văn bản. Bạn có thể xem ví dụ mẫu các font này (cùng với tên font để dùng trong LaTeX) tại đây.

Sử dụng tiếng Việt với ConTeXt

ConTeXt đã hỗ trợ tiếng Việt. Xem tại đây để biết thêm chi tiết

Sử dụng gói extsizes với VnTeX

Để sử dụng gói extsizes với VnTeX, trước tiên cần phải cập nhật các tập FD cho các font VNR. Xem thêm chi tiết.

Để sử dụng được gói extsizes với các cỡ chữ khác như 13pt và 13.5pt, tải và cài đặt gói more-extsizes do Thái Phú Khánh Hòa viết. Ví dụ:

\documentclass[13pt]{extarticle}  
\usepackage[utf8]{vietnam}  
\usepackage{type1cm}  
 
\begin{document}  
Văn bản này dùng cỡ chữ 13pt.  
\end{document}

Lưu ý phải dùng gói type1cm nếu văn bản có chứa các công thức toán.

Các cỡ chữ được gói more-extsizes hỗ trợ thêm: 13, 13p5, 15 và 16.

Sử dụng MakeIndex với VnTeX

MakeIndex là một chương trình sắp xếp chỉ mục cho LaTeX. MakeIndex không hỗ trợ tiếng Việt nên để dùng MakeIndex với VnTeX ta cần một chút “mẹo”.

Nếu bạn dùng UNIX/Linux, hãy tải gói makeindex-vn cho UNIX/Linux. Người dùng Windows có thể sử dụng gói makeindex-vn cho Windows Sau khi tải về hãy bung nén và xem hướng dẫn đi kèm để biết cách sử dụng.

Các ký tự Việt được sắp xếp theo qui tắc mô tả tại đây.

Chuyển đổi từ LaTeX sang HTML

Trước đây VnTeX có chứa hỗ trợ cho TeX4ht, sau đó các hỗ trợ này đã được đưa vào bản phân phối chính thức của TeX4ht nên đã được xóa khỏi VnTeX.

Để chuyển từ LaTeX sang HTML bạn có thể dùng lệnh sau:

htlatex filename.tex  "html,uni-html4,charset=utf-8" " -cunihtf -utf8"

Bạn phải có bản TeX4ht tương đối mới, ít nhất là như bản TeX4ht trong TeXLive2005. File LaTeX có thể dùng một trong các bảng mã mà VnTeX hỗ trợ (ví dụ VISCII hay UTF-8). TeX4ht sẽ tự động ghi kết quả dưới mã UTF-8.

Trang web này cũng được viết bằng LaTeX và chuyển sang HTML bằng TeX4ht.

Bookmark cho PDF và tiếng Việt

Gói hyperref cho phép tạo Unicode bookmark cho PDF, tuy nhiên một số ký tự Việt chưa được hỗ trợ. Để khắc phục ta làm như sau:

  • tải về gói puenc-vn
  • bung nén và chép tập puenc.def đè lên tập puenc.def của hyperref (hoặc bạn có thể chép tập này vào thư mục chứa văn bản của bạn)
  • dùng gói hyperref trong văn bản LaTeX của bạn theo ví dụ sau:
    \documentclass{article}  
    \usepackage[unicode]{hyperref}  
    \usepackage[utf8]{vietnam}  
    \begin{document}  
    \section{Tiếng Việt}  
    \end{document}

    (lưu ý để bookmark hiển thị đúng bạn phải dịch văn bản LaTeX của bạn ít nhất là 2 lần)

Unicode bookmark không “portable” – bạn phải dùng Acrobat Reader phiên bản >= 5.0 mới xem được đầy đủ các ký tự.

Nếu bạn không dùng Unicode bookmark thì PDF của bạn sẽ portable hơn và bookmark sẽ hiển thị tốt với đa số trình duyệt PDF. Tuy nhiên một số ký tự Việt không được hỗ trợ trong bảng mã dùng cho PDF bookmark (PD1), do đó các ký tự này sẽ bị mất khi tạo bookmark. Bạn có thể hạn chế điều này bằng cách thay thế các ký tự Việt bằng các ký tự “gần giống” trong bảng mã PD1 (ví dụ ‘ắ’ sẽ được thay thế bằng ‘á’) theo cách sau:

\documentclass{article}  
\usepackage{hyperref}  
\usepackage[utf8]{vietnam}  
\input{pd1supp.def}  
\begin{document}  
\section{Tiếng Việt}  
\end{document}

Tạo “searchable” PDF với tiếng Việt

Để có thể tìm kiếm hay cắt/dán tiếng Việt với các file PDF, bạn có thể dùng gói cmap của Vladimir Volovich như sau:

\documentclass{article}  
\usepackage{cmap}  
\usepackage[utf8]{vietnam}  
\begin{document}  
Tiếng Việt  
\end{document}

Lưu ý phải nạp (load) gói cmap trước khi nạp các gói khác. Nếu bạn quên điều này thì cmap sẽ ghi ra một số cảnh báo (warning) và file PDF của bạn có thể sẽ không “searchable” (không thể tìm kiếm hoặc cắt/dán).

Một số hạn chế: gói cmap chỉ dùng với pdfTeX và không có tác dụng đối với “virtual font”. Điều này có nghĩa là bạn phải dùng pdfTeX để dịch văn bản, và các đoạn text dùng font smallcap (chọn bằng lệnh \textsc) sẽ không searchable.

blank
blankblanksite-logo